VUI CHƠI NGOÀI TRỜI GIẢM TẢI ÁP LỰC CHO TRẺ EM HIỆN NAY
Mô hình giáo dục sớm với “áp lực bằng 0” của Phần Lan và Cộng hòa Séc luôn được thế giới ca ngợi và coi là mô hình đáng học tập và theo đuổi. Tuy nhiên cả ở các nước phát triển khác không riêng gì Việt Nam, trẻ em vẫn đang chịu đựng gánh nặng học hành dưới nhiều hình thức, qui định, từ phía nhà trường cho đến phụ huynh và xã hội. Áp lực học tập quá tải đã dẫn đến nhiều trường hợp trẻ tự kỷ, trầm cảm hoặc những vấn nạn thương tâm.
Ở Tây Ban Nha, hàng nghìn phụ huynh ở hơn 10 nghìn trường học trên cả nước từng xuống đường phản đối việc giao bài tập cho học sinh vào cuối tuần. Ở Anh, nhiều trường THPT cấm giáo viên giao bài tập về nhà để học sinh có nhiều thời gian và cơ hội được tham gia những lớp kĩ năng, hoạt động trải nghiệm ngoài chương trình chính khóa.
Ở Mỹ, sau vụ việc một cô giáo lên mạng xã hội tuyên chiến với nạn giao bài tập về nhà, nhiều trường học cũng cấm giáo viên giao bài tập về nhà. Ở Nhật Bản, năm 2016 dư luận từng chấn động xã hội và quốc tế vì vụ bố đâm con bằng dao làm bếp khi không thể kiềm chế nổi trước đứa con phản ứng, không chịu ôn thi.
Không có một con số cụ thể nào để đong đếm khối lượng áp lực học tập như thế nào là quá tải. Nếu trẻ em dù có một thời gian biểu học tập dày đặc như một chính trị gia nhưng trẻ vẫn vui vẻ, cân bằng giữa học tập và sinh hoạt giải trí, hoàn thành tốt mọi công việc thì bố mẹ vẫn có thể yên tâm. Vậy nên, thay vì tạo áp lực cho con bằng những kỳ vọng về thành tích và điểm số, bố mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ em vui chơi ngoài trời nhiều hơn, cân đối giữa việc học tập và vui chơi để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.
Vui chơi ngoài trời đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ em
Không phải trường học nào cũng áp dụng mô hình vừa học vừa chơi đối với trẻ em. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tăng thời gian vui chơi ngoài trời cho trẻ bằng cách đưa trẻ đến các sân chơi ngoài trời ở trong khu vực sinh sống, công viên hoặc các trung tâm giải trí, thương mại.
Vui chơi ngoài trời giúp trẻ không chỉ rèn luyện sức khỏe thể chất mà còn giải tỏa cảm xúc, giảm tải áp lực từ học tập và cuộc sống giúp trẻ cân bằng lại, nâng cao nhận thức và phát triển các kỹ năng xã hội
- 30/4 - 1/5 Trẻ em vui chơi ở đâu (04.04.2019)
- Các địa điểm vui chơi dịp Quốc Tế Thiếu Nhi (11.05.2019)
- Giải pháp cho trẻ em mùa dịch (21.03.2020)
- Quyết địn 181/QĐ- BYT 2020 Hướng dẫn phòng-chống bệnh viêm đường hô hấp do Vius Sar-Covi (17.04.2020)
- Nguyên tắc 5K trong thời dịch (24.02.2021)
- Châm Ngôn Hoa Sen Hồng (21.11.2022)
- Cách đặt tên Khu Vui Chơi (21.11.2022)
- Những tiêu chí lựa chọn thiết bị khu vui chơi trẻ em (24.11.2022)
- Những lợi ích khi kinh doanh khu vui chơi liên hoàn (24.11.2022)
- Đi đâu làm gì vào ngày Lễ Giáng Sinh (23.12.2022)
- Hạnh phúc là gì? (28.12.2022)
- Nắm vững phương pháp "kỷ luật hiệu quả" cho trẻ 0-18 tuổi, con cái sẽ trưởng thành đầy hứa hẹn (29.12.2022)